Phân phối bán máy chế biến gỗ Funing | Hold | MAS Hà Nội

Quy định bảo hành

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Aquavie xin gửi tới quý khách hàng các thông tin về chế độ bảo hành.

1. Công ty chịu trách nhiệm bảo hành máy trong thời gian 12 tháng phần cơ và 6 tháng phần điện

2. Chúng tôi chỉ chịu trách nhiệm bảo hành do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Ngoài ra chúng tôi không chịu trách nhiệm bảo hành lỗi do điện yếu, không ổn định, do thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, xưởng cháy, bão lụt, do vận hành sai quy cách gây cháy, chập hoặc những chi tiết bào mòn dễ hỏng (như: lưỡi cưa, dây cu loa...). Trong trường hợp quý khách hàng có nhu cầu về linh kiện thay thế, hoặc các chi tiết bào mòn dễ hỏng, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách với giá cả thỏa thuận.

3. Ngoài địa điểm Hà Nội, quý khách sẽ chịu chi phí lắp đặt, bảo hành, chi phí ăn, ở, đi lại cho nhân viên kỹ thuật.

Điều khoản thương mại

ĐIỀU I : PHẠM VI CUNG CẤP

Hai bên đồng ý bán, mua máy gia công gỗ mới 100%, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc.

ĐIỀU II : THANH TOÁN

Phương thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Số lần thanh toán và hạn thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng.

ĐIỀU III: ĐỊA ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC GIAO NHẬN HÀNG

- Địa điểm giao nhận hàng do quý khách hàng cung cấp

- Miễn phí vận chuyển trong thành phố Hà Nội (ngoài địa điểm trên quý khách sẽ chịu 100% tiền vận chuyển)

- Hàng hóa được đóng gói theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Chúng tôi sẽ có trách nhiệm cử nhân viên kỹ thuật qua để hướng dẫn quý khách lắp ráp, chạy thử theo đúng Catalogue kèm theo.

- Hàng sẽ được giao sau khi ký Hợp đồng và chúng tôi nhận được tiền thanh toán của quý khách theo quy định tại Điều II của Hợp đồng.

ĐIỀU IV: BẢO HÀNH

- Bảo hành máy trong thời gian 12 tháng phần cơ và 6 tháng phần điện.

- Chúng tôi chịu trách nhiệm bảo hành do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Ngoài ra không chịu trách nhiệm bảo hành lỗi do điện yếu, không ổn định, thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, xưởng cháy, bão lụt, do vận hành sai quy cách gây cháy, chập hoặc những chi tiết bào mòn dễ hỏng (Nh­ư: lưỡi cưa, dây cu loa …).Trong trường hợp quý khách có nhu cầu về linh kiện thay thế hoặc các chi tiết bào mòn dễ hỏng, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách với giá cả thỏa thuận.

- Ngoài địa điểm Hà Nội quý khách sẽ chịu chi phí lắp đặt, bảo hành, ăn, ở, đi lại cho nhân viên kỹ thuật .

(Số điện thoại Bảo hành:  04- 62948928/ 0932 319 238)

ĐIỀU V: PHẠT HỢP ĐỒNG

1. Trường hợp sau khi đã vận hành, bàn giao máy và đến hạn thanh toán nhưng Bên Mua chưa thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng theo đúng quy định tại Điều II của Hợp đồng thì Bên Bán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, thu hồi máy và phạt Bên Mua 50% tổng giá trị hợp đồng. Khi đó mọi chi phí phát sinh, phí vận chuyển đi và về kho của Bên Bán sẽ do Bên Mua chịu trách nhiệm.

2. Trong trường hợp quá thời hạn giao hàng 30 ngày nhưng Bên Bán vẫn không có hàng giao hoặc giao không đầy đủ theo điều khoản của Hợp đồng mà không thông báo trước cho Bên Mua thì Bên Mua có quyền hủy hợp đồng, khi đó Bên Bán có trách nhiệm bồi thường cho Bên Mua 20% tổng giá tri hợp đồng.

ĐIỀU VI: ĐIỀU KHOẢN CAM KẾT

1. Trước khi các khoản tiền hàng chưa được thanh toán hết, hàng hóa vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, bên bán có quyền thu hồi hàng hóa bất kỳ lúc nào mà không cần phải thông qua các thủ tục pháp lý hoặc sự đồng ý của bên mua.

2. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản và điều kiện đã nêu trong Hợp đồng, bất kỳ sự thay đổi hay bổ sung nào cũng phải được cam kết bằng văn bản  do cả hai bên cùng ký nhận. Mọi thay đổi đơn phương đều không có giá trị pháp lý. Bên nào vi phạm Hợp đồng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và phải đền bù mọi tổn thất gây ra cho bên bị hại. Nếu tranh chấp xảy ra trước tiên phải giải quyết bằng thương lượng,trong trường hợp không giải quyết được sẽ đưa ra Tòa án kinh tế Thành phố Hà Nội , phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng của cả hai bên.

 

 

Sản phẩm dịch vụ

Lời đầu xin kính chào quý khách hàng và chúc quý khách hàng sức khỏe và thịnh vượng. Trải qua một thời gian cung cấp dịch vụ chúng tôi liên tục nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của quý khách hàng, điều này nói lên chúng tôi đã làm tốt nhiệm vụ chức năng của mình, tuy nhiên không dừng lại ở đó chúng tôi cần phải nỗ lực hơn để cung cấp dịch vụ tốt hơn để chi ân và cảm ơn sự tin tưởng của quý khách hàng.
Với nhiều năm hoạt động, cùng với sự cộng tác của đội ngũ nhân viên có bề dày kinh nghiệm làm việc, ngoài lĩnh vực chủ chốt ra chúng tôi còn có các dịch vụ sau nhằm đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng đặc biệt với khách hàng lần đầu tiên xây dựng nhà xưởng cũng như lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa thuộc ngành chế biến gỗ từ nước ngoài, bên cạnh đó chúng tôi còn cung cấp một số vật tư và linh kiện cho máy móc, ngoài ra còn có dịch vụ bảo trì và sửa chửa máy, chi  tiết như sau :
      - Tư vấn thiết kế  xây dựng nhà xưởng và lắp đặt công nghệ máy chế biến gỗ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghành nghề với quy mô lớn hơn, máy móc được vận hành theo  quy trình công nghệ hiện đại tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và nhân công. Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo từ Đài Loan đảm bảo mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng.
      - Tư vấn lựa chọn dòng máy chế biến các sản phẩm gỗ, trang trí nội thất, giúp quý khách hàng có được máy phù hợp với đơn hàng cần sản xuất, hiệu quả cao, giá thành tốt.
      - Nhận xuất nhập khẩu ủy thác các loại máy thuộc ngành sản xuất gỗ và trang trí nội thất, giúp đối tác có thể nhập khẩu dây chuyền máy móc một cách thuận lợi nhanh chóng và hiệu quả, giúp việc mua hàng ở các nước bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn.
      - Sửa chữa các loại máy móc thiết bị thuộc nghành sản xuất gỗ và trang trí nội thất, với đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm làm việc lâu năm am hiểu nghành, máy móc sẽ được sửa chữa trong thời gian ngắn đạt hiệu quả cao, nhanh chóng đưa máy móc trở lại quy trình sản xuất, giảm tình trạng ứ đọng hàng khi gặp phải sự cố về máy.
      - Cung cấp các loại vật tư của máy chế biến gỗ như : Lưỡi cưa, mũi khoan, băng tải, dây curoa, giấy nhám, keo hạt …. Và các linh kiện , phụ tùng thay thế cho máy chế biến gỗ. Các sản phẩm đầy đủ các chủng loại được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Italia...
                  Hãy đến với máy chế biến gỗ Aquavie để nhận thấy sự hài lòng ! 

KHUYẾN MÃI CỰC SỐC

Kính gửi: Quý khách hàng!

Trước hết, cho phép Công ty Aquavie  được gửi lời cảm ơn chân thành vì sự tin dùng và ủng hộ của Quý khách hàng trong thời gian qua đã tạo động lực giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.

Nhân dịp lễ Giáng sinh và chào mừng ngày Tết dương lịch 2017 và Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, Aquavie xin trân trọng gửi đến quý khách hàng chương trình khuyến mãi “TẬN HƯỞNG GIÁ RẺ, THỎA SỨC MUA SẮM” dành cho khách hàng trên toàn quốc. Trong thời gian khuyến mãi, quý khách sẽ được chiết khấu trực tiếp bằng tiền mặt từ 2 triệu đến 20 triệu đồng  khi mua bất kỳ sản phẩm nào của chúng tôi. Quả thật là vô cùng hấp dẫn phải không nào?

Nhanh chân lên! Chương trình chỉ được áp dụng từ 20/12/2016 đến hết ngày 25/1/2017. Đừng chần chừ để vuột mất cơ hội trang bị những máy móc hữu ích và tuyệt vời nhất cho xưởng sản xuất của bạn nhé!

Hãy trải nghiệm thế giới sale off của chúng tôi để thỏa sức mua sắm mà không lo tốn tiền nào!

Bạn hãy nhớ, số Hotline của chúng tôi… luôn túc trực để nhận cuộc gọi của bạn. Các nhân viên tại cửa hàng… Đã sẵn sàng phục vụ quý khách như những thượng đế.

Ngành gỗ rộng cửa xuất khẩu

Những năm gần đây, ngành gỗ có tốc độ tăng trưởng khá khả quan, ở mức 15 - 20%/năm. Nếu như năm 2015, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt mức 6,9 tỷ USD, thì dự kiến cả năm nay, con số này có thể đạt tới 7,3 tỷ USD.

Theo Bộ NN&PTNT, 9 tháng đầu năm 2016, ước giá trị XK gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường NK gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 69% tổng giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ. Các thị trường có giá trị XK gỗ tăng mạnh là Hàn Quốc (18%), Anh (12,4%), Trung Quốc (11,3%) và Australia (9%). Còn nhiều dư địa xuất khẩu

Tại hội thảo “Ngành công nghiệp chế biến gỗ: Mở rộng cơ hội XK” diễn ra ngày 4/10, ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhận định, những năm gần đây, ngành gỗ có tốc độ tăng trưởng khá khả quan ở mức 15 - 20%/năm. Nếu như năm 2015, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức 6,9 tỷ USD thì dự kiến cả năm nay số này có thể đạt tới 7,3 tỷ USD. Thậm chí, trong năm 2017, dự kiến XK gỗ và sản phẩm gỗ có thể cán mốc 8 tỷ USD.

Nhu cầu sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ của thị trường thế giới rất rộng lớn, không dưới 240 tỷ USD/năm, riêng thị trường Mỹ không dưới 30 tỷ USD/năm, thị trường EU không dưới 85 tỷ USD/năm. Như vậy, cơ hội mở rộng XK gỗ và các sản phẩm gỗ cho các DN còn rất lớn bởi nhu cầu hiện nay của thế giới ngày càng tăng cao.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp.HCM (HAWA), cho biết kim ngạch XK gỗ tại 70 quốc gia trên thế giới đạt gần 138 tỷ USD, con số này đại diện cho các quốc gia XK đại diện cho 95% nhà sản xuất và tiêu dùng đồ gỗ trên thế giới. Việt Nam đạt 5%, đứng thứ 5 thế giới về XK đồ gỗ, đứng thứ 2 ở châu Á và đứng đầu Đông Nam Á.

Xét về phương tiện tiêu dùng, hiện tiêu dùng gỗ toàn cầu trong năm 2015 đạt khoảng 467,7 tỷ USD, trong đó sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đưa ra thị trường mới chỉ chiếm khoảng 1,65%, như vậy xuất phát điểm của chúng ta còn thấp, dư địa XK và phát triển còn nhiều.

nganh-go-rong-cua-xuat-khau

Nhiều cơ chế chính sách cho ngành gỗ hiện rất thông thoáng

Bên cạnh đó, đến nay, tình trạng suy thoái kinh tế của châu Âu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Trong 5 năm qua, thị trường sản xuất và XK đồ gỗ ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Phi đều không tăng. Ở Bắc Mỹ tăng lên chút xíu nhưng không đáng kể, duy chỉ có châu Á là tăng với một độ dốc đáng kể.

Ở châu Á có 2 cường quốc sản xuất đồ gỗ lớn là Trung Quốc chiếm tỷ trọng XK tới 38%, Việt Nam chiếm tỷ trọng 5%, như vậy độ lệch giữa người đứng thứ năm và người đứng thứ nhất là quá xa. Trong khi đó, Trung Quốc đang gặp bất lợi là thị trường Mỹ đang áp thuế chống bán phá giá đối với đồ gỗ của họ, sức cạnh tranh giảm đi. Đây là cơ hội để chúng ta có thể phát triển thị phần XK đồ gỗ của mình trên thế giới.

Các tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như Việt Nam - EU, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt là việc tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… cũng mang nhiều tín hiệu tích cực tới ngành gỗ.

Theo ông Quyền, trong các hiệp định song phương và đa phương như TPP có lộ trình cam kết giảm thuế, nhưng bản thân ngành gỗ Việt Nam từ 2006 đến nay, thuế XK bằng 0, thuế NK nguyên liệu bằng 0, nên sự tác động không lớn. Các rào cản phi thuế quan cũng không gây nhiều khó khăn cho ngành gỗ. Ngoài ra, thời gian qua, nhiều cơ chế chính sách cho ngành gỗ hiện rất thông thoáng, tạo điều kiện để DN XK hoạt động thuận lợi. Tất cả các yếu tố này góp phần mở rộng cơ hội XK cho toàn ngành.

Chuẩn bị tốt để đón cơ hội

Cơ hội cho các DN gỗ tuy nhiều, nhưng vấn đề là làm sao để các DN tận dụng được cơ hội này.

Ts. Tô Xuân Phúc - tổ chức Forest Trends, cho rằng hội nhập sâu, Việt Nam ký kết nhiều hiệp định trong đó có TPP, cơ hội đến từ TPP không phải từ vấn đề thuế mà cơ hội chính là đánh bóng ngành gỗ.

Để làm được điều này, một trong những việc cần làm là loại bỏ rủi ro trong thương mại sản phẩm gỗ. Hiện rủi ro đang tồn tại trong ngành gỗ là việc sử dụng gỗ có nguồn gốc không rõ ràng, đặc biệt là các sản phẩm rừng nhiệt đới. Loại bỏ rủi ro nghĩa là không sử dụng các sản phẩm này nữa.

Hiện nay các sản phẩm gỗ có từ khu rừng nhiệt đới XK sang các nước này hiện tại tương đối nhỏ và chỉ có một số DN tham gia vào, nên ông Phúc cho rằng loại bỏ những rủi ro này hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên, việc này không chỉ trông chờ vào các DN, mà cần sự tham gia của cả các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh việc loại bỏ rủi ro, rất cần các chính sách thúc đẩy phát triển. Một trong những mảng chính sách cần phát triển đó là cập nhật thông tin thị trường cho các DN về những loại hình rủi ro, trong đó có những rủi ro về những loại gỗ nhập khẩu làm nguyên liệu.

Bên cạnh cơ hội lớn cho ngành gỗ, ông Quyền trăn trở: “Chúng ta tự hào ngành gỗ XK đi nhiều nước, nhưng trăn trở lớn là gỗ Việt Nam XK ra nước ngoài vẫn bán giá FOB tại cảng Việt Nam, chưa bán được giá CIF (giá FOB thấp hơn rất nhiều so với giá CIF). Muốn XK được giá CIF, các DN phải nâng cao tính chuyên nghiệp, hiểu biết rành rọt về thương mại quốc tế, phải giải trình được tất cả các yêu cầu của thị trường NK. Hiện các DN Việt Nam vẫn chưa làm được điều này”.

Ông Quyền cho rằng muốn tận dụng cơ hội, các DN Việt Nam phải làm rất nhiều việc, tuy nhiên, quan trọng nhất là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành gỗ. Hiện đây là hạn chế rất lớn, ở Việt Nam chưa có trường đào tạo công nhân lành nghề.

Ông Quyền cho biết, trước kia cũng từng có trường đào tạo công nhân, nhưng giờ đã trở thành trường cao đẳng, không đào tạo công nhân nữa. Đội ngũ cán bộ trung gian cho ngành gỗ cũng rất hạn chế, tính chuyên nghiệp của công nhân ngành gỗ còn rất yếu. Đây là vấn đề bức xúc nhất cần phải làm trong thời gian tới.

Máy chế biến gỗ Funing!

Ngành chế biến gỗ năm 2017: Vượt thách thức, kéo tăng trưởng

Hàng loạt sự thay đổi trong nguồn cung gỗ từ các quốc gia trong khu vực, đã đặt ra những bài toán đầy thách thức cho việc đảm bảo nguồn cung cho ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới, không chỉ đáp ứng mức tăng trưởng ở mức 10-15%/năm mà vẫn phải đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp. Năm 2016 Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán VPA/FLEGT và sau khi Hiệp định có hiệu lực, tất cả các sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU đều phải có nguồn gốc hợp pháp. Cùng với sự thay đổi về chính sách quản lý gỗ ở Myanmar, Lào hay Trung Quốc theo chiều hướng siết chặt xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ sẽ tác động rất lớn tới nguồn cung gỗ của Việt Nam.

THÁCH THỨC TỪ NGUỒN CUNG

Trong 10 năm trở lại đây ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, giá trị xuất khẩu của ngành vào năm 2010 tăng 16 lần so với năm 2000, và trong giai đoạn 5 năm gần đây (từ năm 2010 so với năm 2015) giá trị xuất khẩu ngành gỗ tăng gấp 2 lần.

Nhưng chất lượng gỗ từ rừng trồng của Việt Nam có chất lượng không đồng đều, chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, chất lượng gỗ chưa được cải thiện, năng suất tính trên 1 ha cho một chu kỳ chưa cao, và chưa đáp ứng được những loại gỗ có đường kính lớn cho chế biến xuất khẩu gỗ. Và nếu nhìn vào con số khối lượng gỗ trung bình mà ngành gỗ sử dụng trong một năm là 31 triệu m3, để phục vụ cho thị trường nội địa cũng như chế biến xuất khẩu, thì đó là thách thức không thể giải quyết trong thời gian gần.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến gỗ sẽ phải giải quyết hàng loạt những vấn đề như cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng sẽ diễn ra gay gắt. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ phải đối mặt với các thương nhân Trung Quốc vào thu mua gỗ rừng trồng của Việt Nam, khi Chính phủ Trung Quốc đã cấm khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Và để bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu gỗ đó, thương nhân Trung Quốc sẽ tràn ra các nước trên thế giới để thu mua nguyên liệu không chỉ ở thị trường Việt Nam mà các thị trường thế giới Việt nam đã và đang thu mua. Bên cạnh đó, các nước Lào và Campuchia đã có chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng, sẽ càng khiến cho sự cạnh tranh này quyết liệt hơn.

Ông Quyền nhấn mạnh, thách thức về gỗ có chứng chỉ FSC, PEFC sẽ đặt các doanh nghiệp và cả những đầu mối cung cấp nguyên liệu vào cửa hẹp. Vì đối với gỗ rừng trồng, ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 200.000 ha đã được cấp chứng chỉ FSC (chiếm 8% diện tích rừng trồng sản xuất của cả nước), đó là con số quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế. Và trong các năm tới, nguồn cung gỗ phải đảm bảo 100% có chứng chỉ FSC là thử thách lớn nhất với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

Trong khi đó, việc tìm nhà cung cấp gỗ có nguồn gốc hợp pháp cũng là vấn đề gây đau đầu với các doanh nghiệp, khi Việt Nam mua gỗ từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng vẫn còn những nguồn chưa thật sự được kiểm soát. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình từ 7,5 - 8 triệu m3 gỗ tròn và tăng hàng năm càng tạo ra áp lực lớn hơn cho ngành gỗ.

TÌM LỢI THẾ TRONG NĂM 2017

Theo bà Dương Phương Thảo – Bộ Công thương, thị trường đồ gỗ hiện tại có giá trị khoảng 400 tỉ USD, và Việt Nam có rất nhiều dư địa để phát triển. Nhưng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng mới, và thị trường thế giới sẽ diễn biến theo chiều hướng tiêu cực hơn, đó là một vấn đề các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần tính toán để xây dựng được lộ trình phát triển, giá thành sản phẩm hợp lý trong năm tới.

Bà Thảo nhận định, nhu cầu nguồn gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên, nhưng cung sẽ thiếu hụt, và quan trọng hơn mức tăng trưởng của ngành trong năm 2017 nhiều khả năng tăng một con số (dưới 10%), và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam cần đánh giá chính xác ở giá cả, chất lượng và nguồn cung. Và Chính phủ sẽ có cơ chế hợp lý để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp về việc liên kết các nguồn nguyên liệu trên thị trường.

Còn ông Bùi Như Việt - Phó chủ tịch Hội chế biến gỗ tình Bình Dương khuyến nghị, chính sách trồng rừng, bao gồm: thuế đối với sản phẩm phôi gỗ cao su, cải thiện giống đối với cây keo, tràm và cao su và các giải pháp đồng bộ khác sẽ giải quyết phần nào các thách thức của ngành gỗ trong năm 2017.

Và theo ông Trần Lê Huy - Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA), lợi thế của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam sẽ là các quyết định của Chính phủ về hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu một cách hiệu quả, sẽ bảo vệ được nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng được cung cấp đầy đủ và bền vững trong năm tới, cũng như giúp các doanh nghiệp chế biến giảm bớt áp lực từ nguồn cung, và tạo ra được hướng phát triển ổn định.

Máy chế biến gỗ Funing!

THƯ MỜI THAM QUAN TRIỂN LÃM QUỐC TẾ VIETBUILD HÀ NỘI NĂM 2018

Kính gửi: Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Máy chế biến gỗ FUNING xin trân trọng  gửi đến Quý khách hàng lời chúc sức khỏe và thành công nhất.

thu-moi-trien-lam

Cùng sự phát triển không ngừng của ngành gỗ, nhu cầu của khách hàng cũng tăng cao, ngoài yếu tố chất lượng thì tính thẩm mỹ trong từng sản phẩm đang rất được chú trọng. Đến với các sản phẩm của FUNING , ngoài chất lượng đã được chứng nhận và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực máy chế biến gỗ, còn là sự kiểm chứng thực tế từ những công trình quy mô đã và đang thực hiện tại các xưởng gỗ trong và ngoài nước.

Để tiếp nối thành công trong các đợt triển lãm Vietbuild cũng như sự ủng hộ của khách hàng trong suốt những năm vừa qua .Công ty máy chế biến gỗ Funing tiếp tục tham dự Hội Chợ Triển Lãm VietBuild tháng 03/2018 lần này, chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng về mẫu mã, chất lượng vượt trội… Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ mang đến sự hài lòng về nhu cầu của khách hàng đang muốn tìm kiếm sản phẩm ưng ý.

Triễn lãm Vietbuild diễn ra từ ngày 28-03-2018 đến 01-04-2018 tại Cung Triển lãm Xây dựng Quốc gia - 01 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Máy chế biến gỗ Funing trân trọng kính mời Quý khách hàng đến tham quan gian hàng 1453-1467 khu B Ngoài Trời để cập nhật những sản phẩm công nghệ mới nhất và nhận được nhiều ưu đãi rất hấp dẫn.

so-do-trien-lam

Máy chế biến gỗ Funing tin rằng đây là cơ hội tốt để Quý khách hàng có thể cập nhật thêm những công nghệ mới nhất cũng như có cơ hội trao đổi và tư vấn trực tiếp cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến dòng máy chế biến gỗ.

Trân trọng đón tiếp Quý khách hàng tại gian hàng của công ty chúng tôi trong suốt thời gian triển lãm.

TRIỄN LÃM VIETBUILD HÀ NỘI LẦN 1 NĂM 2018

Địa điểm: Cung Triển lãm Xây dựng Quốc gia - 01 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Gian hàng: 1453-1467 , Khu B Ngoài Trời

Thời gian: 28-03-2018 đến 01-04-2018 * 8h30-19h00

Gỗ "vượt mặt" dầu thô hơn 3,3 tỉ USD

Mặt hàng gỗ xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2016 có giá trị vượt trội so với mặt hàng xuất khẩu chiến lược là dầu thô hơn 3,3 tỉ USD, tính chung, mỗi tháng gỗ vượt giá trị xuất khẩu của dầu thô hơn 350 triệu USD. Dự đoán, năm 2016 sẽ là năm thứ 2, giá trị xuất khẩu gỗ vượt qua mặt dầu thô kể từ năm 2015. 

Tổng cục Hải quan vừa công bố danh sách các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm của Việt Nam. Theo danh sách này, trong các mặt hàng xuất khẩu nông lâm, thủy sản, gỗ, thủy sản, rau quả là những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu trên 1 tỉ USD, trong đó thủy sản và gỗ là mặt hàng xuất khẩu đạt ngưỡng 5 tỉ USD.

nganh-go-viet-nam-ngay-cang-phat-trien

Gỗ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua luôn đạt giá trị gia tăng cao

Đáng nói, tính đến hết tháng 9/2016, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt khoảng 5 tỉ USD, cao hơn rất nhiều so với con số 1,7 tỉ USD của dầu thô. Xuất khẩu dầu thô giảm 24% về lượng và 43% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong tháng 9/2016 xuất khẩu gỗ đạt hơn 577 triệu USD, xuất khẩu dầu thô chỉ thu về vỏn vẹn gần 200 triệu USD.

So với 9 tháng của năm 2015, mặt hàng xuất khẩu dầu thô chỉ đạt 2,9 tỉ USD, thì giá trị xuất khẩu của gỗ đã đạt trên 4,9 tỉ USD, xuất khẩu gỗ 9 tháng đầu năm tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ năm 2015.

So sánh với các năm như 2015, dầu thô xuất khẩu đạt 2,8 tỉ USD, với 6,5 triệu tấn, thì mặt hàng gỗ xuất khẩu đã đạt 6,8 tỉ USD, tăng hơn 10,6% so với cùng kỳ, vượt trên 4 tỉ USD so với dầu thô.

Theo đánh giá sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2016 có thể sẽ là năm thứ 2 kim ngạch xuất khẩu gỗ tiếp tục vượt qua dầu thô về giá trị xuất khẩu, đóng góp vào cân bằng cán cân thương mại, giúp tăng tỉ lệ xuất siêu. Đây có thể là năm thứ 2 liên tiếp, mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu vượt sản phẩm dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chiến lược nhiều năm.

So sánh với các năm trước, từ năm 2010 - đến 2014, chưa năm nào đồ gỗ xuất khẩu vượt qua dầu thô. Năm 2014, dầu thô xuất khẩu đạt 7,2 tỉ USD, thì gỗ xuất khẩu chỉ đạt 6,2 tỉ USD, 9 tháng của năm năm 2014, dầu thô 5,8 tỉ USD thì đồ gỗ cũng chỉ xuất khẩu 4.4 tỉ USD. Năm cao điểm, thời thịnh hành của dầu mỏ, xuất khẩu dầu đạt 7,2 tỉ USD, trong khi gỗ chỉ đạt 3,9 tỉ USD.

Trên thực tế, trong dự toán thu ngân sách được Quốc hội đưa ra, dầu thô được xem là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, đem lại nguồn thu ngân sách cho Nhà nước. Tuy nhiên, bối cảnh giá dầu thô thế giới sụt giảm, dầu thô xuất khẩu không còn được xem là "vựa thu ngân sách".

Trên thực tế, kim ngach xuất khẩu mặt hàng này cũng đã giảm sút mạnh trong thời gian gần đây. Cụ thể năm 2014 trung bình giá dầu thô xuất khẩu (USD/tấn - theo tính toán của Hải quan) luôn giảm hàng trăm USD/tấn. Năm 2014, trung bình giá dầu thô xuất khẩu đạt 774 USD/tấn (tổng xuất khẩu đạt 7,2 tỉ USD/9,3 triệu tấn); 9 tháng đầu năm 2015, giá trung bình còn 417 USD/tấn (tổng giá trị xuất khẩu 2,9 tỉ USD/6,9 triệu tấn), 9 tháng năm 2016, giá dầu thô trung bình chỉ đạt 326 USD/tấn (tổng giá trị xuất khẩu 1,7 tỉ USD/5,2 triệu tấn).

Theo Hiệp hội Gỗ và chế biến Lâm sản Việt Nam, hiện hầu hết gỗ nguyên liệu cho sản xuất trong nước được nhập khẩu, nguồn gỗ trong nước rất ít. Mỗi năm Việt Nam phải nhập gỗ từ 100 quốc gia trên thế giới, thị trường cung cấp nhiều nhất là Hoa Kỳ, Eu và một số nước Đông Nam Á khác. Thị trường xuất khẩu cũng chủ yếu là các nước trên. Theo con số báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9/2016, cả nước nhập hơn 1,29 tỉ USD gỗ nguyên liệu, thị trường chính là Mỹ, EU, Indonesia và một số nước ASEAN.

Máy chế biến gỗ Funing!